https://forms.gle/EyiVfB1z1iFAV58x8
facebook

Tin tức

Vì sao học Tiếng Anh lâu năm mà vẫn không sử dụng được

Chào các bạn học viên của Ori Toeic, kỳ nghĩ  của các bạn thế nào? Còn cô Diễm thì khá vất vả nè vì sợ các bạn nghĩ lâu quá, quên mất kiến thức về tiếng anh, vì tương lai tốt đẹp đừng đừng bỏ quên kiến thức mà cô đã dạy các bạn nha.

Cô có vài chia sẻ giúp các trò cưng của mình:

 

Cô dạy Tiếng Anh và cô cũng dùng tiếng Anh để làm việc, giữa môi trường Tiếng Anh thì cô thấy như thế này,

Phần lớn các tư duy thực tế hơn họ sẽ theo kiểu: làm đi rồi sẽ sửa trong quá trình mình làm. Việc đó theo mình là hợp lý trong việc bắt đầu một việc, một dự án kinh doanh riêng, hay trong cả việc nói Tiếng Anh thì tư duy đó cũng giúp người học mau tiến bộ và mạnh dạn hơn: Làm đi, rồi mới sửa...

 

Còn phần lớn người Việt học Tiếng Anh học mãi mà ko nói được, hay học kinh tế học mãi mà ko làm ăn được, là do tư duy đi ngược lại: Sửa (tập) cho hoàn chỉnh đã rồi mới làm, cứ nghĩ phải đúng mọi cái: phát âm đã rồi mới nói, đúng ngữ pháp đã rồi mới viết, đúng câu cú chuẩn xác đã thì mới dám mở miệng, hay mới dám viết...Cái cách suy nghĩ đó (thiên về lý thuyết hoàn chỉnh trước khi thực hành - là tư duy mà nền giáo dục Việt Nam để lại: tư duy sợ sai, nên cứ phải biết hết rồi mới dám làm).

 

Mà ít ai nhận ra điều ngược lại: cứ làm đã, làm bước 1 trước, rồi mình sẽ học hỏi thêm và sẽ chỉnh trong quá trình làm, cứ đi nói với người nước ngoài đi, quê lần một đó, nhưng lần hai mình sẽ rút được kinh nghiệm vấn đề nằm ở đâu, để sau lần một mình về nhà chỉnh lại cách học, để lần hai đỡ quê hơn, lần 3 đỡ hơn, đến lần n sẽ chuyên nghiệp hơn. Đó là tư duy: học đi đôi với hành, nghĩa là học 1 đi đôi với dùng 1, cái đó mới là nghĩa đi đôi, chứ đừng để học cho hết 100 đã thì mình mới dùng 1, như vậy rất mất thời gian, theo hướng mình ko cảm nhận được việc học và tính thực tiễn của nó, và chắc gì mình đã áp dụng hết 100 cái trong chục năm học, nên đó cũng là yếu điểm trong giáo dục của các nước kém phát triển, và đặc biệt, cụ thể hơn: trong việc học và ứng dụng Tiếng Anh,

 

 

Tiếng Anh là môn ứng dụng, nghĩa là học đến đâu dùng đến đó, nhưng 12 năm học ở trường học quá nhiều: ngữ pháp, bảng từ 50 từ về trái cây, 50 từ về côn trùng, 30 từ về các loại phương tiện giao thông, 50 từ về nghề nghiệp. Nhưng khi hỏi những người sử dụng Tiếng Anh thực tế, họ mới nói một điều:

“Mày học gì lắm vậy? Kiếm chỗ để đi xài đi... là nó thấm, từ gì ko biết thì tra... tao đây cũng chằng biết tên nhiều loại côn trùng, ngữ pháp tao ko rành, trái cây tao ko tụng... nhưng tao sử dụng được” và “sở dĩ mày cần nạp là do thời xưa chưa có điện thoại bấm từ điển, google dịch, giờ cần đâu bấm đó, ...” và đó là tư duy thực tế, học đâu dùng đó, học đi đôi với hành, mình nhấn mạnh chữ “đi đôi”

 

Lấy một ví dụ khác cho dễ hiểu, tương tự việc nạp từ vựng Tiếng Anh: Có ai học thuộc bản đồ cả thành phố trước khi đi ko? Không nhé, mà mình chỉ cần đi đến đâu, mình sẽ theo lộ trình đó trên bản đồ, và đi nhiều khu thì đường xá sẽ thấm vào máu, tương tự, dùng nhiều thì Tiếng Anh sẽ thấm vào máu, đừng học tụng Tiếng Anh: ngữ pháp, bảng từ, sách giáo khoa.... mà hãy ưu tiên: Dùng nó đi.

 

LỊCH HỌC KHAI GIẢNG CÁC LỚP TOEIC THÁNG 4/2020

 

Hotline:090 630 33 73
Chỉ đường icon zalo Zalo:090 630 33 73 SMS:090 630 33 73