https://forms.gle/EyiVfB1z1iFAV58x8
facebook

Tin tức

HÉ LỘ CON ĐƯỜNG TRỞ THÀNH PHI CÔNG NGẮN VÀ DỄ DÀNG NHẤT

 

HÉ LỘ CON ĐƯỜNG TRỞ THÀNH PHI CÔNG NGẮN VÀ DỄ DÀNG NHẤT

CÂU CHUYỆN CỦA TÔI

Tôi và anh quen nhau tình cờ ở sân Patin. Anh ngẫu nhiên trở thành một người anh vui tính, một người bạn tri kỉ, một chỗ dựa tạm thời để thanh xuân cùng nhau vui vẻ. Anh là người thầy được đám nhóc mến mộ nhất vì sự ân cần, chu đáo, nhẹ nhàng và cũng co thể vì vẻ điển trai cùng nụ cười tỏa nắng của anh khiến mọi người đều cảm giác an toàn, tin tưởng tuyệt đối khi ở bên anh.

Bỗng một ngày, có tin rằng anh sẽ sớm rời xa đội, anh sẽ theo đuổi một mục tiêu khác. Anh hẹn tôi đi café trong một chiều cuối thu. Nắng nhẹ nhàng sà vào mặt nước hồ trong veo. Anh không nói rõ về dự định của mình nhưng anh nói rằng giờ anh sẽ phải tập trung học Ielts và anh muốn nhờ tôi trông hộ bé Bun – chú cún của anh trong thời gian anh xa nhà. Lúc đó mọi thứ còn quá mơ hồ và tôi cũng không rõ ý định của anh là gì để có thể bàn luận cùng anh. Có lẽ đó là việc “người lớn”.

Mãi một năm sau, tôi mới biết anh sang Mĩ học làm phi công sau khi nhìn anh post tấm vé sang Mĩ lên facebook. Vậy là anh mất một khoảng thời gian rất dài mới chuẩn bị được đủ điều kiện Tiếng Anh để sang Mĩ.

Giờ đây, tôi - cô bé còn chạy theo anh ngày nào đã là giáo viên Tiếng Anh cho các bạn tiếp viên hàng không và phi công, mới biết được đủ điều kiện ứng tuyển cho vị trí phi công là như thế nào. Thời thế đổi thay giờ đây thị trường Việt Nam lại cực kì “khát” phi công

TIÊU CHUẨN TUYỂN DỤNG

QUỐC TỊCH Việt Nam

ĐỘ TUỔI 18 - 37 tuổi

TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN Tốt nghiệp THPT trở lên

NGOẠI HÌNH

  • Nam từ 1m65 & nặng 54kg trở lên
  • Nữ từ 1m60 & nặng 48kg trở lên

NGOẠI NGỮ

Tiếng Anh chứng chỉ Toeic tối thiểu 600/Ielts 5.5 trở lên hoặc tương đương

(hoặc giấy xác nhận đăng ký dự thi các chứng chỉ trên)

PHÁP LÝ

Không có tiền án tiền sự

THỊ TRƯỜNG KHÁT PHI CÔNG

Theo một dự báo từ Boeing cho thấy khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần tới 248.000 phi công mới trong 20 năm tới, tăng thêm khoảng 10% so với con số được đưa ra năm ngoái. Trong đó, Trung Quốc chiếm gần một nửa nhu cầu này và khu vực Đông Nam Á chiếm một phần tư. Con số dự báo được xác định thông qua các đơn đặt hàng hiện tại và nhu cầu đối với máy bay mới, theo Boeing sẽ là 15.310 chiếc trong vòng 20 năm tới.

Trong khi đó, Airbus đưa ra con số dự đoán khiêm tốn hơn - 12.800 chiếc nhưng cũng đồng tình với nhận định rằng khu vực châu Á - Thái Bình Dương chiếm tới 40% nhu cầu máy bay trên toàn cầu trong vòng 20 năm tới. Và số lượng nhân lực phi công để vận hành số lượng tàu bay này là 230.000 phi công. Rõ ràng, nhu cầu của thị trường phi công trên toàn thế giới luôn ở mức cao.  

Nhìn về thị trường hàng không nội địa, trong 10 năm trở lại đây, Việt Nam liên tục chứng kiến tốc độ tăng trưởng 2 con số. Cụ thể, giai đoạn trong một thập kỷ từ năm 2008 đến 2019 , về lượng hành khách Việt Nam đã tăng trưởng 17,1% về hành khách, 13,8% về hàng hoá. Sản lượng theo đó tăng lần lượt là 4,86 lần và 3,36 lần. 

Nhìn vào cụ thể về thị trường Việt Nam, dân số đã đạt gần 100 triệu dân nhưng đội tàu bay mới chỉ dừng lại ở 200 chiếc. Ước tính cứ 1 triệu dân lại có 2 tàu bay để phục vụ nhu cầu di chuyển nên dư địa của thị trường hàng không Việt hiện tại còn rất lớn.

Tính toán của Bộ GTVT cho thấy, đến năm 2025, để đảm bảo các hoạt động bay thường nhật, các hãng hàng không Việt Nam cần tới 3.586 phi công, tăng 1.225 phi công so với tháng 5/2019. Riêng trong giai đoạn 2020 – 2021, ngành hàng không Việt cần bổ sung 260 phi công mỗi năm.

Bamboo Airways đón máy bay thế hệ mới A321neo

Xa hơn, hội đồng các sân bay quốc tế ACI còn dự báo giai đoạn 2018-2040, Việt Nam sẽ có tốc độ tăng trưởng hành khách trung bình hàng năm là 6,2% - cao nhất thế giới. Có thể thấy mở rộng mạnh mẽ quy mô đội tàu của các hãng hàng không là kế hoạch của mọi hãng hàng không nội địa, kéo theo “cơn khát” tuyển dụng phi công tại thị trường Việt Nam.

KẾ HOẠCH “GIẢI KHÁT” CỦA CÁC HÃNG HÀNG KHÔNG

Lãnh đạo Bộ GTVT từng nhận định việc các hãng xây dựng kế hoạch phát triển và đào tạo nguồn nhân lực là điều kiện tiên quyết để Hãng phát triển ổn định, bền vững và phù hợp với năng lực quản trị, khai thác an toàn tàu bay của hãng, năng lực phục vụ của cơ sở hạ tầng hàng không, năng lực giám sát an toàn của Cục Hàng không Việt Nam.

Tuy nhiên, phi công là ngành nghề đặc thù, cần thời gian đào tạo với chi phí đắt đỏ và phải vượt qua nhiều tiêu chuẩn khắt khe của thế giới. Để đào tạo 1 phi công lái chính Airbus A320, A321 cần ít nhất 3 - 4 năm đào tạo cơ bản, với phi công lái Airbus A350, Boeing 787, công tác này kéo dài tới 7 - 8 năm. Do đó, bên cạnh việc tuyển dụng thì chủ động đào tạo phi công là kế hoạch các hãng hàng không phải chủ động xây dựng và triển khai để đảm bảo phát triển bền vững.

Lấy ví dụ từ Bamboo Airways, hãng hàng không này sở hữu tốc độ tăng trưởng đội tàu nhanh chóng khi chỉ sau hơn một năm khai thác, hãng đã vận hành đội tàu bay 28 chiếc, trong đó có 3 máy bay thân rộng. Theo kế hoạch phát triển đội tàu của Bamboo Airways, hãng dự kiến đạt 30 tàu ngay trong quý Ivà 50 tàu cho đến cuối năm 2020, nâng lên 100 tàu vào năm 2024. Theo kế hoạch phát triển đội bay đó, nguồn phi công luôn là bài toán được hãng ưu tiên hàng đầu.

Bởi vậy, ngay từ năm đầu tiên đi vào khai thác, Bamboo Airways đã khởi công Viện Đào tạo hàng không của hãng với khả năng đào tạo 3.500 học viên mỗi năm thuộc các chuyên ngành: phi công, tiếp viên hàng không, kỹ thuật, khai thác mặt đất, điều hành khai thác bay và các chức năng đào tạo cơ bản…. Hãng dự kiến đến năm 2021, sẽ bắt đầu đầu tạo hoàn toàn mới từ học viên sơ cấp cho đến khi trở thành phi công thương mại chính thức.

Bamboo Airways xây dựng kế hoạch tự chủ nguồn phi công song song với quá trình phát triển đội tàu 

Mới đây nhất, Bamboo Airways chính thức triển khai chương trình tuyển dụng phi công tập sự dành cho các ứng viên đã hoàn thành khóa đào tạo học viên phi công cơ bản tại nước ngoài và chuyển loại trước đó để lái tàu bay A32F; cũng như tuyển sinh đào tạo học viên phi công cơ bản như bước tiếp theo của chiến lược giải bài toán nhân lực phi công. 

“Bamboo Airways đã làm việc với một số tổ chức đào tạo phi công nổi tiếng và giàu kinh nghiệm, nơi đã và đang đào tạo phi công tập sự cho nhiều hãng hàng không trên thế giới”, ông Eddy Doyle – Phó tổng Giám đốc hãng hàng không Bamboo Airways cho biết. Các tổ chức đào tạo này sẽ cung cấp cho học viên của chúng tôi chương trình đào tạo tốt nhất hiện có, và đảm bảo rằng các học viên đã được trang bị đầy đủ kiến thức, kĩ năng để trở thành một phi công khi họ sẵn sàng làm việc cho Bamboo Airways, ông nhấn mạnh.

Ông Eddy Doyle cũng cho biết chương trình đào tạo Phi công tập sự này là chiến lược quan trọng của Bamboo Airways. Một chương trình đào tạo Phi công tập sự chất lượng sẽ cung cấp cho các hãng hàng không giải pháp lâu dài cho vấn đề nhân lực phi công, đồng thời cũng mang đến cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn cho các bạn trẻ.

TẠI SAO CHỌN NGHỀ PHI CÔNG

Với đào tạo nghề phi công, để chinh phục bầu trời, học viên phải chi ngót nghét 4 tỷ đồng. Nhưng lương khởi điểm đã là mấy tram triệu đồng, không phân biệt giới tính đều có thể trở thành phi công

(Nữ phi công đầu tiên của Bamboo , ảnh st)

Liên quan đến câu chuyện mức lương, thưởng của phi công, theo chia sẻ của cơ phó Vũ Quang Anh (phi công của VietJet), hầu hết phi công khi tham gia vào các hãng hàng không đều phải ký kết một điều khoản “không tiết lộ thu nhập”. Tuy nhiên, Vũ Quang Anh cho hay, trung bình cơ phó sẽ có mức lương khoảng 100 triệu đồng/tháng. Sau 3 năm có thể lên cơ trưởng, mức lương sẽ được đẩy từ 200 - 300 triệu đồng/tháng.

Tại báo cáo của Vietnam Airlines, vào năm 2018, phi công hãng này có mức lương trung bình 132,5 triệu đồng/tháng.

Vậy bạn còn chần chừ gì nữa mà không qua Ori học tiếng anh để đủ điều kiện đạt Toeic 600, thỏa sức đam mê bay lượn trên bầu trời? Đừng để sự chần chừ níu kéo bước chân của bạn. Đừng để tuổi trẻ chỉ là sự tiếc nuối. Nếu bạn còn ngần ngại thì hãy qua chúng tôi tư vấn miễn phí. Đảm bảo bao đầu ra việc làm cho tất cả học viên!

Hotline:090 630 33 73
Chỉ đường icon zalo Zalo:090 630 33 73 SMS:090 630 33 73