https://forms.gle/EyiVfB1z1iFAV58x8
facebook

Tin tức

CHIA SẺ KỸ NĂNG LÀM BÀI THI TOEIC HIỆU QUẢ (PART_6,7)

1. CÁCH LÀM PART 6 TOEIC 

Part 6 gồm 12 câu trắc nghiệm chia thành 4 đoạn văn, mỗi đoạn gồm 3 câu hỏi và mỗi câu hỏi sẽ có 4 lựa chọn A,B,C,D. Câu hỏi phần part 6 cũng tương tự như part 5, câu hỏi sẽ về từ loại, ngữ pháp cũng như từ vựng. Part 6 thường đề cập tới các văn bản ngắn, quảng cáo, thông báo, ghi chú, email, fax, thư từ,…

 

 Các dạng đoạn văn thường gặp:

Letters (Thư tín)

Dạng này là formal, thường hay sử dụng cho việc giao tiếp bên ngoài công ty, ví dụ kiểu giữa công ty và một khách hàng hay nhân viên ở 2 công ty khác nhau trao đổi với nhau.

E-mails

Thường là hay sử dụng trong công ty, như kiểu giao tiếp giữa đồng nghiêp với nhau đấy.

Memos (Thông báo nội bộ)

Cái từ “nội bộ” là các bạn hiểu rõ rồi nha. Sử dụng và gửi đến cho nhiều người trong cùng 1 công ty. Thường là cung cấp các thông tin liên quan đến các vấn đề xảy ra trong văn phòng như:

 - Thay đổi chính sách

 - Thông báo quy định cho toàn công ty

 - Thông báo về việc đóng cửa, thăng chức hay giới thiệu nhân viên mới…

Ads (Quảng cáo)

Thường là hay quảng cáo về một sản phẩm hay một dịch vụ nào đó. Hãy tập trung vào khuyến mãi discount đủ kiểu rồi đặc tính của sản phẩm…

Instructions (Hướng dẫn)

Cung cấp thông tin căn bản về việc sử dụng sản phẩm hay dịch vụ nào đó, hoặc là làm cái gì đó. Ví dụ như “hướng dẫn chính sách đổi trả hàng”,…

Articles (Bài báo)

Các bạn hình dung như kiểu mình đang đọc một đoạn văn được trích từ báo hay tạp chí ra ý. Thường là về những tin về tài chính, thông tin về nghiên cứu hay những bản tin liên quan đến một lĩnh vực cụ thể nào đó ví dụ như: ngân hàng, kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học – công nghệ,…

Notices (Thông báo)

Cung cấp thông tin về những sự kiện sắp tới.

 

2. CÁC CẶP BẪY HAY GẶP KHI LÀM PART 6

 

Part 6 thường xuất hiện những cặp từ hơi na ná giống nhau nhưng nghĩa khác nhau hoàn toàn nhé, các bạn phải đặc biệt lưu ý những cặp từ này để tránh bị “mắc bẫy” nha! Dựa trên bộ tài liệu luyện thi toeic cùng các đề thi thử toeic các năm gần đây, trung tâm anh ngữ Athena đã liệt kê giúp bạn những cặp từ hay gặp để bạn lưu ý như sau:

1. Used to V – Be used to V-ing

 - Used to (V): ): Một thói quen ai đó thường làm trong quá khứ, đến nay không còn nữa

 - Be/Get used to: Quen với việc làm gì (ở hiện tại)

Ví dụ:

A. My wife used to work in the same company with me. (In the past, not now)

B. I am used to staying up late on this project. (Now)

2.  Remember to V – Remember V-ing

 - Remember to V: nhớ là sẽ phải làm gì (có thể dùng như một lời nhắc nhở)(hướng về tương lai)

 - Remember V-ing: nhớ là đã từng làm gì trong quá khứ

Ví dụ:

A. Remember to turn off the lights when you leave the office.

B. You look familiar. I remember meeting you somewhere before.

3. Lose – loss – lost

– Lose (V): động từ nguyên thể, mang nghĩa là thua, mất. Nó là một động từ bất quy tắc. Quá khứ và phân từ: Lost

– Lost (V, PP): quá khứ và phân từ hai của lose.

Bạn sẽ hay gặp cụm từ trong đề thi TOEIC như :get lost (lạc đường), the lost luggage (hành lí bị mất), the lost property (tài sản bị mất)…Thỉnh thoảng “lost” còn được dùng như một tính từ.

– Loss (N) : vật thất lạc, việc bị mất, tổn thất.

Trong đề thi TOEIC thường gay xuất hiện cụm từ như: be at a loss for words (quá ngạc nhiên, không thốt nên lời),…

 

3. MỘT SỐ CÁCH LÀM (MẸO LÀM) PART 6 TOEIC CẦN NHỚ

 

 Xác định từ loại cần điền:

Khi gặp câu hỏi về từ loại thì điều đầu tiên bạn phải làm là phán đoán xem từ loại đó thuộc loại từ nào: danh từ, tính từ, động từ hay trạng từ. Sau đó, tìm trong đáp án xem đáp án chứa loại từ đó, thường thì những câu hỏi về từ loại chúng ta sẽ không phải dịch cả câu mà vẫn có thể lựa chọn được đáp án.

Một số quy tắc, mẹo thi toeic giúp bạn lựa chọn đáp án nhanh hơn:

 - Sau giới từ là danh từ

 - Trước danh từ là tính từ

 - Trước tính từ là trạng từ

 - Giữa Tobe và Ving/ Ved là trạng từ

VD: If you could please get back to me with your … before the end of the day today, I will make sure that your order is processed in time for delivery by the end of the week.

A. Prefer: thích hơn (động từ)

B. Preferred: được thích hơn (tính từ)

C. Preferential: ưu tiên (tính từ)

D. Preference: sở thích (danh từ)

 - Sau tính từ sở hữu ta cần một danh từ => đáp án D

 

BÍ KÍP VƯỢT VŨ MÔN PART 7 TOEIC

Đối với hầu hết các thí sinh thì có lẽ Part 7 Toeic được xem là phần thi “kinh hoàng và ác mộng” nhất vì các bạn sẽ phải vừa đối mặt với 48 câu đọc hiểu dài, đòi hỏi từ vựng và suy luận logic vừa phải đối mặt với áp lực thời gian, rất nhiều thí sinh vì không biết cách phân bổ thời gian hợp lý mà không có đủ thời gian làm hết part 7. Vậy cách làm part 7 toeic là gì? 

 

 

Cách làm part 7 toeic khá phức tạp do phần này bao gồm các bài đọc khá dài và khó với 2 phần Single Passage và Double Passage. Đoạn văn đơn bao gồm 28 câu, mỗi đề thi có thể có từ 7-10 đoạn văn, mỗi đoạn sẽ có 2 – 4 câu hỏi. Đoạn văn kép bao gồm 4 đoạn văn đôi. Mỗi bài đọc sẽ có khoảng 5 câu hỏi.

Trọng tâm của Part 7 Toeic sẽ tập trung vào các chủ đề như email, thư xin việc, memo, quảng cáo bán hàng, đặt hàng sản phẩm, lịch trình hay tin tức. Phần này chúng ta sẽ gặp các dạng câu hỏi như

 ♦ Loại 1: Main topic/main ideas/ the purpose/mainly about

 ♦ Loại 2: Câu hỏi chi tiết về các thông tin trong bài đọc

 ♦ Loại 3: Câu hỏi về từ vựng ( thông thường sẽ câu hỏi này sẽ kiểm tra khả năng đọc hiểu từ vựng trong ngữ cảnh ví dụ the word … in paragraph 1 line 2 in closest meaning to?

Part 7 sẽ có 2 loại câu hỏi chính là câu hỏi về thông tin chung, chủ đề hay mục đích chung của bài đọc và câu hỏi về thông tin cụ thể liên quan đến những thông tin chi tiết trong bài. Cả 2 loại câu hỏi này thí sinh đều phải đọc kỹ văn bản thì mới tìm được đáp án.

 

Skimming:

Bạn sẽ áp dụng phương pháp này đối với những câu hỏi mang tính chất chung chung ví dụ như mục đích của đoạn văn này là gì? Skimming là phương pháp đọc lướt toàn bộ văn bản để hiểu ý nghĩa và nắm được nội dung toàn văn bản.

Một vài lưu ý :

 ♦ Hãy đọc chủ đề của bài đọc vì đây chính là phần tóm tắt ngắn gọn nội dung nhất của bài

 ♦ Đọc đoạn giới thiệu hoặc khái quát

 ♦ Đọc câu đầu tiên của các đoạn vì ý chính của mỗi đọna thường nằm ở câu đầu tiên.

 ♦ Để vận dụng tốt phương pháp này không có cách nào khác ngoài việc bạn phải rèn luyện thường xuyên.

Scanning:

Kĩ năng đọc để lấy dữ liệu ( Scanning): đây là kĩ năng đọc nhanh để lấy dữ liệu cụ thể, những thông tin chi tiết trong bài đọc như tên riêng, ngày, thông số, hoặc các từ trong bài khóa mà không cần đọc và hiểu được những phần khác của bài.

Các bước thực hiện Scanning trong bài thi Toeic:

+ Chúng ta phải luôn xác định xem mình muốn tìm kiếm thông tin gì. Việc xác định rõ ràng các thông tin cần tìm kiếm sẽ giúp mình tìm kiếm từ dễ dàng hơn.

+  Dự đoán xem các thông tin trong bài khóa ở dạng nào số, tên riêng, ngày tháng, … và có thể nằm ở đoạn nào

+ Đưa mắt thật nhanh nhìn vào nhiều dòng cùng một lúc

+ Khi tìm thấy câu có chứa thông tin cần tìm hãy dừng lại và đọc toàn bộ câu đó

+ Đọc từ trên xuống dưới, hoặc đọc theo đường chéo

Paraphrasing:

Paraphrasing cũng là tip mà bạn cần áp dụng trong phần thi này. Nhiều đáp án người ta sẽ biến đổi dạng thức của từ

ví dụ:

Facing financial difficulties= face difficult financial situation

Ngoài hai phương pháp “thần thánh” trên thì để đạt hiệu quả tối ưu nhất khi làm part 7 bạn không thể bỏ qua những bí kíp sau:

 ♦ Phân biệt cách sử dụng từ đồng nghĩa:

Ở Part 7 người ta đã nâng cấp độ khó bằng cách hay sử dụng các đồng nghĩa trong đáp án vì vậy nếu bạn không mở rộng vốn từ thì chắc chắn bạn sẽ gặp khó khăn trong part này.

Để có thể phân biệt được các từ đồng nghĩa thì bắt buộc chúng ta phải có vốn từ vựng thật phong phú và phải nắm được nghĩa cũng như cách sử dụng từ đồng nghĩa.

 ♦ Nắm vững cấu trúc bài đọc và trả lười những câu hỏi liên quan:

Trong phần này, chúng ta sẽ phải làm quen với rất nhiều bài đọc được lấy từ: thư tín, quảng cáo, thông báo,…Để làm tốt phần này, chúng ta cần các định loại bài đọc, từ đó cố gắng hình thành những ý tưởng có thể xảy ra của từng bài.

 ♦ Trả lời các câu hỏi “who, where, what, when” liên quan đến bài đọc:

Khi gặp bất cứ bài đọc nào, điều chúng ta cần làm là cố gắng trả lời những câu hỏi liên quan đến nó, điều này giúp bạn có thể dễ dàng tìm thông tin trong phần câu hỏi và câu trả lời.

 

Hotline:090 630 33 73
Chỉ đường icon zalo Zalo:090 630 33 73 SMS:090 630 33 73