https://forms.gle/EyiVfB1z1iFAV58x8
facebook

Chia sẻ tài liệu

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP ĐỂ PART 2 KHÔNG CÒN LÀ "CHUYỆN KHÓ"

 

PART 2:

-   Cấu trúc : 25 câu (từ câu 7 đến câu 31)

-   Hình thức : Hỏi - Đáp

-   Ý nghĩa nghĩa

 +   Giao tiếp cơ bản hàng ngày.

 +   Biết cách đặt câu hỏi và đưa ra câu trả lời.

-   Khác với PART 1, ở PART 2 bạn phải tự nghe 100 % không có bất kì hình ảnh nào. Việc lựa chọn đáp án đúng ở PART 2 hoàn toàn dựa vào khả năng nghe hiểu câu hỏi và 3 câu trả lời A, B, C của bạn. Phản xạ nhanh và sự tập trung sẽ là hai yếu tố cần để hoàn thành tốt phần nghe ở PART 2.

-   Mặc dù được đánh giá là khá đơn giản khi chỉ có 1 câu hỏi và 3 đáp án nhưng muốn vừa nhanh để đảm bảo thời gian và vừa chính xác để đảm bảo chất lượng thì PART 2 lại tương đối khó với người học. Với bài viết này, ORI sẽ chia sẻ một số phương pháp giúp bạn chinh phục PART 2 dễ dàng hơn.

# Nắm vững bản chất câu hỏi - Hiểu từ để hỏi:

-   Trong PART 2 xuất hiện rất nhiều cấu trúc câu hỏi mang ý nghĩa khác nhau: 

 Vì thế, nắm được từ để hỏi sẽ hỗ trợ phần nào cho việc tìm ra đáp án của bạn.  

Who : Ai => Hỏi người

Where : Ở đâu => Hỏi nơi chốn

When = What time : Khi nào => Hỏi thời gian

What : Cái gì => Hỏi thông tin

Which : Cái nào => Hỏi lựa chọn

Why = What for : Tại sao => Hỏi lý do

How : Như thế nào => Hỏi cách thức

Are/Is/Do/Does/Did,… => Trả lời Yes/No (đúng/không)

=> Hiểu được từ để hỏi trong câu đồng nghĩa với việc bạn đã tiến gần hơn đến với câu trả lời đúng nhất.

-   Example:

Where is the nearest public telephhone? (Trạm điện thoại công cộng gần nhất ở đâu?)

  • We just moved here a week ago. (Chúng tôi chi vừa chuyển đến đây một tuần trước.)
  • Call headquarters. (Gọi trụ sở chính.)
  • There’s one by the post office. (Có một cái cạnh bưu điện.)

=> Ở đây, từ để hỏi là “Where” - “Ở đâu”thì câu trả lời mình sẽ cần đến nơi chốn, vị trí => bạn cần chú ý đến các câu có giơi từ chỉ nơi chốn.

# Wh - Question không trả lời Yes/No:

-   Một trong những điều bạn cần lưu ý đối với dạng câu hỏi WH trong PART 2 là đáp án trả lời YES/ NO thường sẽ KHÔNG CHÍNH XÁC.

-   Example:

1. Who will repair this computer? (Ai sẽ sửa cái máy tính này?)

  • Yes, it was broken. (Vâng, nó bị hư rồi.)
  • An expert will fix it tomorrow. (Một chuyên gia sẽ sửa nó ngày mai.)
  • No, I don’t know how. (Không, tôi không biết như thế nào.)

 

2. Why is the store closed so early today? (Tại sao hôm nay cửa hàng lại đóng cửa sớm thế?)

  • No, it isn’t very close. (Không, nó không quá gần.)
  • Yes, I got up at six today. (Vâng, tôi đã thức dậy lúc 6 giờ hôm nay.)
  • It’s national holiday. (Hôm nay là Lễ Quốc Khánh)

=> Ở đây, các câu trả lời với Yes hoặc No được đưa ra trong câu trả lời thường không liên quan đến câu hỏi. Vì vậy, bạn phải thật lưu ý phân tích kỹ khi tiếp xúc với dạng này và ứng dụng phương pháp trên để thực hiện bài nghe nhanh hơn, dễ hơn nhưng cũng không kém phần chính xác.

# Sự đồng nhất về chủ từ:

-   Bên cạnh việc nắm được từ để hỏi thì việc nghe ra chủ từ được dùng trong câu hỏi cũng sẽ giúp bạn có thể loại được được những đáp án sai.

-   Example:

Why is Amy moving to Japan? (Tại sao Amy lại chuyển đến Nhật?)

  • I didn’t know you were moving. (Tôi đã không biết là bạn chuyển đi.)
  • She’s transfering to a new office. (Cô ấy chuyển đến văn phòng mới.)
  • Because he likes the weather there. (Bởi vì anh ấy thích thời tiết ở đó.)

=> Câu hỏi đưa ra bắt đầu bằng Why (Tại sao) thì chắc hẳn nhiều bạn sẽ tìm đáp án có nghĩa giải thích hoặc bắt đầu bằng Because (Bởi vì). Tuy nhiên, chúng ta cần chú ý đến chủ từ trong câu hỏi. Ở đây Amy là tên của một người con gái nên chúng ta phải tìm đại từ để thay thế là SHE chứ không phải là HE.

Điều này nhắc nhở chúng ta, khi nghe phải thật cẩn thật để tránh rơi vào bẫy của đề thi.

# Loại câu trả lời vì lặp từ:

-   Một phương pháp được rút ra nữa chính là ta có thể loại đi những đáp án lặp lại từ trong có trong câu hỏi.

-   Example:

1. When will the workshop registration take place? (Khi nào thì việc đăng ký cho buổi họi thảo bắt đầu?)

  • The shop openned last year. (Của hàng đã mở năm trước.)
  • He registered this morning. (Anh ấy đã đăng ký sáng nay.)
  • It will begin next week. (Nó sẽ bắt đầu tuần tới.)

=> Đáp án A xuất hiện từ shop => Lặp lại so với từ “workshop” => Và khi đã phân tích ra thì đáp án A hoàn toàn không phù hợp với câu hỏi.

=> Đáp án B xuất hiện từ “registered” => Là một trường từ như từ “registration” => Đáp án B khi phân tích cũng không phù hợp với câu hỏi.

 

2. How do you find our employees? (Làm thể nào bạn tìm được nhân viên của chúng ta?)

  • Our employees look for new opportunities. (Nhân viên của chúng ta tìm những cơ hội mới.)
  • We use a job - hunting website. (Chúng ta sử dụng trang Web săn việc)
  • They are finding someone else. (Họ đang tìm một ai khác.)

# Chú ý từ đồng âm :

-   Khi nghi, bạn cần chú ý và cẩn thận đối với một số bẫy về từ đồng âm. Chúng ta thường sẽ dễ chọn những câu trả lời có từ giống như từ đã xuất hiện trong câu hỏi. Mặc dù trong một số trường hợp nếu xét về mặt nghĩa thì nó khá phù hợp nhưng thì đó có thể là từ đồng âm được “cài” vào để gây nhiễu cho người nghe.

-    Example:

Do you want some coffee while you wait? (Bạn có muốn một ít cà phê trong khi chờ đợi không?)

  • No, we don’t need the copy now. (Không, chúng ta không cần bản sao bây giờ.)
  • Yes, that ‘d be great. (Vâng, điều đó thật tuyệt.)
  • It was scheduled for ten o’clock. (Nó đã được lên vào lúc 10 giờ.)

=> “COFFEE” # “COPY” là 2 từ đồng âm rất dễ gây ra hiểu lầm cho người nghe. Từ “copy” được đưa vào với mục đích gây loạn cho người nghe. Chính vì vậy, đối với những câu có từ đồng âm, bạn phải thật cẩn thận để không bị mất điểm nhé.

# Một số câu luôn đúng trong PART 2:

-   Trong suốt những đề thi TOEIC thì chúng ta sẽ rút ra được một số câu sẽ là đáp án đúng mà người học cần tìm như:

  • I’m not sure : Tôi không chắc,
  • I don’t know : Tôi không biết.
  • I have no idea : Tôi không có ý kiến.
  • It hasn’t decided yet : Điều đó vẫn chưa được quyết định.
  • I haven’t receive yet : Tôi vẫn chưa nhận được.
  • Ask + tên ai đó : Hỏi …..
  • Let’s + V-o : Hãy……

-   Example:

1. Why don’t we stop for lunch? (Tại sao chúng ta không dừng lại cho bữa trưa?)

  •  Yes, the food was delicious. (Vâng, thức ăn đã rất ngon.)
  • Let’s finish the report firrst. (Hãy hoàn thành bài báo cáo trước.)
  • It starts at 12 o’clock. (Nó bắt đầu lúc 12 giờ.)

 

2. What time does your flight arrive? (Mấy giờ thì chuyến bay của bạn đến?)

  • They’re not going to the park. (Họ không đi đến công viên.)
  • He hasn’t left. (Anh ấy vẫn chưa rời khỏi.)
  • I’m not sure.  (Tôi không chắc.)

=> Với tỉ lệ xuất hiện và là đáp án cho nhiều câu hỏi, những dạng câu trên có thể sẽ trở thành câu trả lời tốt cho bạn trong những tình huống bạn còn đang phân vân và không biết chọn đáp án nào.

-   ORI vừa đưa ra một số phương pháp được xem là hữu ích trong PART 2 với hy vọng giúp bạn thấy dễ dàng hơn với dạng “ Hỏi - Đáp” này trong đề thi TOEIC. Bên cạnh, việc sử dụng những cách trên thì việc thực hành cũng không kém phần quan trọng, luyện tập nghe thường xuyên sẽ giúp bạn quen hơn, phản xạ tốt hơn, và rút ra kinh nghiệm nhiều hơn. Chính vì vậy, hãy đồng thời luyện nghe và áp dụng “6 phương pháp” như ORI đã chia sẻ để bạn có thể đạt được số điểm cao nhất mà mình có thể nhé.

-   Tham khảo ngay các khóa học tại ORI để TIẾNG ANH không làm khó được bạn:

Dành cho người MẤT GỐC TIẾNG ANH

Khóa học đảm bảo TOEIC ĐẦU RA 600 +

Dành cho LUYỆN THI TIẾP VIÊN HÀNG KHÔNG

<<<Đặc biệt, ORI sẽ hỗ trợ và hướng dẫn cho học viên làm hồ sơ phỏng vấn và xin việc cả trước và sau khi có bằng TOEIC 600+ trong tay>>>

============================================

Địa chỉ tại: 25/3 Thăng Long, Phường 4, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh.

 

  • BÌNH LUẬN
Hotline:090 630 33 73
Chỉ đường icon zalo Zalo:090 630 33 73 SMS:090 630 33 73