https://forms.gle/EyiVfB1z1iFAV58x8
facebook

Chia sẻ tài liệu

Câu điều kiện: Công thức, cách dùng và ứng dụng

Câu điều kiện: Công thức, cách dùng và ứng dụng

I/ Câu điều kiện là gì?

Trong tiếng Anh câu điều kiện dùng để diễn đạt, giải thích về một sự việc nào đó có thể xảy ra khi điều kiện nói đến xảy ra. Hầu hết các câu điều kiện đều chứa “if”. Một câu điều kiện có hai mệnh đề.

  • Mệnh đề chính hay gọi là mệnh đề kết quả.
  • Mệnh đề chứa “if” là mệnh đề phụ hay mệnh đề điều kiện, nó nêu lên điều kiện để mệnh đề chính thành sự thật.

Thông thường mệnh đề chính sẽ đứng trước mệnh đề phụ đứng sau. Tuy nhiên chúng ta có thể đảo mệnh đề phụ lên trước câu và thêm dấu phẩy vào sau mệnh đề phụ để ngăn cách giữa mệnh đề phụ và mệnh đề chính.

Ví dụ:

  • If the weather is nice, I will go to Cat Ba tomorrow. (Nếu thời tiết đẹp, tôi sẽ đi Cát Bà vào ngày mai.)
  • If I were you, I would buy that laptop. (Nếu tôi là bạn, tôi sẽ mua chiếc máy tính đó.)
  • I would have got better marks if I had learned hard. (Tôi sẽ đạt điểm cao hơn nếu tôi đã học hành chăm chỉ.)

II / Các loại câu điều kiện trong tiếng Anh

Tương ứng với các thời điểm điều kiện xảy ra, câu điều kiện cũng được phân loại thành các dạng dựa vào các mốc thời gian đó. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết cấu trúc và cách dùng của mỗi loại câu điều kiện ngay sau nhé!

1. Cấu trúc câu điều kiện loại 1

Các loại câu điều kiện nói chung  đều có 2 mệnh đề: mệnh đề “nếu” (mệnh đề điều kiện, đi kèm “if”) và mệnh đề “thì” (mệnh đề chính, đề cập đến hành động, sự việc sẽ xảy ra trong điều kiện đó. 

If + S + V(s/es), S + will/can/shall + V(nguyên mẫu)

IF+ thì hiện tại đơn, Will + Động từ nguyên mẫu

- Trong một số trường hợp, cấu trúc của câu điều kiện loại 1 có thể thay thế "will" bằng "must/should/have to/ought to/can/may".

- Mệnh đề điều kiện (mệnh đề “if”) có thể đứng ở vế đầu câu hoặc vế sau và thường được chia ở thì hiện tại đơn. Mệnh đề chính thường được chia ở thì tương lai đơn.

1.1 Cách dùng câu điều kiện loại 1

- Dùng để chỉ sự việc có thể xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai:

Ví dụ về câu điều kiện loại 1:  If I get up early, I will go to work on time. 

- Dùng để đề nghị hay gợi ý:

Ví dụ câu điều kiện loại 1:  If you need a glass of water, I can get you one.

- Dùng để cảnh báo hay hàm ý đe dọa:

Ví dụ câu điều kiện loại 1:  If you don't do your homework, you will be penalized by the teacher.

1.2 Những điều cần lưu ý khi sử dụng câu điều kiện loại 1

- Ở một số trường hợp, cấu trúc câu điều kiện loại 1 chấp nhận thì hiện tại đơn ở cả 2 mệnh đề.

Ví dụ: If I want to play soccer, please play with me. 

- Mệnh đề “if” có thể dùng ở thì hiện tại tiếp diễn hoặc thì hiện tại hoàn thành.

Ví dụ: If I keep working, I will finish my homework in an hour. 

- Mệnh đề chính có thể dùng ở thì tương lai tiếp diễn hoặc thì tương lai hoàn thành.

Ví dụ: If I go to the post office early, I will be sending a letter. 

1.3 Câu điều kiện loại 1 phủ định

Công thức câu điều kiện loại 1 phủ định: 

If + S1 + tobe not /don’t/doesn’t + V-inf + O, S2 + will/can/may… + V-inf + O.

Ví dụ cầu điều loại loại 1 dạng phủ định: If you don’t know her address, can tell you.

Có thể dùng "Unless + Thì hiện tại đơn" thay thế cho "If not + Thì hiện tại đơn". 

Ví dụ: Unless we pass the driving test, we can not have driving license.

2. Cấu trúc câu điều kiện loại 2

Khái niệm: Câu điều kiện loại 2 dùng để diễn tả sự việc hay điều kiện “không thể” xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai. Và thường được biết đến là câu điều kiện không có thật ở hiện tại. Điều kiện chỉ là một giả thiết, một ước muốn trái ngược với hiện tại.

Các loại câu điều kiện đều có điểm chung là gồm có 2 mệnh đề: mệnh đề điều kiện và mệnh đề chính. Cấu trúc câu điều kiện loại 2 như sau:

If + S + V-ed /V2, S + would/ could/ should + V1 (wouldn’t / couldn’t + V1)

If + S + were/was, S + would/ could/ should + V1 (wouldn’t / couldn’t + V1)

*Lưu ý:  Nhiều bạn băn khoăn câu điều kiện loại 2 dùng was hay were thì câu trả lời là "Đối với người bản xứ, họ thường sử dụng “were” cho tất cả mọi ngôi, thay cho “was”.

Ví dụ: If I were rich, I would try to help the world.

2.1 Các trường hợp sử dụng câu điều kiện loại 2

  • Dùng để diễn tả một hành động, sự việc có thể sẽ không xảy ra trong tương lai.

Ví dụ về câu điều kiện loại 2: If I were rich, I would buy that house. 

(Nếu tôi giàu có, tôi sẽ mua căn nhà đó -> hiện tại tôi không giàu)

  • Dùng để khuyên bảo, đề nghị người khác hoặc đưa ra một yêu cầu lịch sự.

Ví dụ về câu điều kiện loại 2 : If I were you, I wouldn't love her. 

(Nếu tôi là bạn, tôi sẽ không yêu cô ấy -> tôi không yêu cô ấy vì tôi không phải là bạn)

  • Cấu trúc câu điều kiện loại 2 dùng dể diễn tả một điều giả tưởng không có thật trong cuộc sống, hoặc một sự tưởng tượng về thế giới của bạn hoặc người khác.

Ví dụ câu điều kiện loại 2: If I had a lot of money, I would build a school for the gifted.

(Nếu tôi có thật nhiều tiền, tôi sẽ xây một ngôi trường năng khiếu -> bây giờ tôi không có nhiều tiền)

  • Dùng để đưa ra lý do vì sao bạn không thể làm việc gì (cấu trúc của câu điều kiện loại 2 cũng có thể dùng để từ chối đề nghị của người khác một cách lịch sự).

Ví dụ: If I had not a business in Paris on this weekend. I would have participated in your wedding party. 

(Nếu tôi không có chuyến công tác ở Paris cuối tuần này, tôi sẽ tham gia tiệc cưới của bạn -> cuối tuần này tôi phải đi công tác)

  • Dùng để đưa ra câu hỏi mang tính giả thuyết. Lưu ý nội dung của câu hỏi này cũng không có tính thực tế và không xảy ra trong tương lai. 

Ví dụ: What would you do if you had only 1 month left to live?

(Bạn sẽ làm gì nếu bạn chỉ còn 1 tháng để sống?)

3. Cấu trúc câu điều kiện loại 3

Tất cả các dạng câu điều kiện nói chung và câu điều kiện loại 3 nói riêng sẽ có 2 mệnh đề. Mệnh đề chứa if cung cấp thông tin giả thuyết “nếu”, mệnh đề chính mô tả kết quả đi theo “thì”. 

3.1. Cấu trúc câu điều kiện loại 3, câu khẳng định:

If + S + had + P2, S + would/should/could/… + have + P2

= S + would/should/could/… + have + P2 + If + S + had + P2 

Cách chia động từ câu điều kiện loại 3:

  • Động từ trong mệnh đề If luôn chia ở thì QUÁ KHỨ HOÀN THÀNH
  • Nếu mệnh đề If đứng phía trước mệnh đề kết quả, giữa 2 mệnh đề cần có dấu phẩy “,”

Ví dụ về câu điều kiện loại 3:

  • If I had been luckier, I would have passed the exam. (Nếu tôi đã may mắn hơn thì có lẽ tôi đã có thể vượt qua bài test.)
  • If they had had money, they would have bought a better car. (Nếu họ có nhiều tiền thì họ đã mua 1 cái ô tô xịn hơn.)
  • Jamie could have been there on time if he had woken up on time. (Jamie đã có thể tới đây đúng giờ nếu anh ấy thức dậy đúng giờ.)

3.2. Cấu trúc câu điều kiện loại 3 phủ định:

Cấu trúc câu điều kiện loại 3 phủ định:

If + S + had not + P2, S + would/should/could/… + have + P2

= S + would/should/could/… + have + P2 + If + S + had not + P2 

Ví dụ về câu điều kiện loại 3 phủ định:

  • If I hadn’t been unlucky, I could have passed the exam. (Nếu tôi đã không gặp vận đen thì tôi đã vượt qua bài kiểm tra rồi.)
  • If it hadn't rained, Sarah would have gone to the beach. (Nếu trời đã không mưa thì Sarah đã ra bãi biển chơi.)
  • Samie could have been there on time if his car hadn't broken down. (Samie đã có thể tới đây đúng giờ nếu xe ô tô của anh ấy không bị hỏng.)

=============================================================

Bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về câu điều kiện trong tiếng Anh. Để biết thêm nhiều kiến thức tiếng Anh hay và hữu ích, hãy theo dõi ORI mỗi ngày nhen!!!

 

TRUNG TÂM ORI TOEIC - TIẾNG ANH CÓ VIỆC LÀM - LUYỆN THI VÀ KỸ NĂNG PHỎNG VẤN TVHK

Hotline: 0906.303.373 (Ms.Diễm) và 07788 45689 (Ms.Loan)
Website: Oritoeicdreamjob.com
FB: ORI TOEIC
Địa chỉ: 25/3 Thăng Long Phường 4, Q. Tân Bình, TPHCM (Đầu hẻm có quán cafe Passio màu xanh lá dễ nhận dạng)

 

 

 

 

  • BÌNH LUẬN
Hotline:090 630 33 73
Chỉ đường icon zalo Zalo:090 630 33 73 SMS:090 630 33 73